Hương vị bánh dày quê hương- giáo dục truyền thống, trải nghiệm quý báu cho trẻ

        Bánh dày (Tiếng Tày gọi là pẻng đéc – “pẻng” là bánh, “đéc” là hành động giã bánh, tiếng Giáy gọi là: “Háu-si”) là sản phẩm của nông nghiệp gắn liền với vụ mùa sản xuất trong năm, trở thành phong tục, tập quán của dân tộc Tày-Giáy. Hàng năm cứ vào ngày rằm tháng 11 âm lịch bà con dân tộc Tày -Giáy lại sắm sửa để làm những chiếc bánh dày thơm ngon để dâng lên tổ tiên cảm tạ công ơn và hưởng thụ thành quả sau một năm vất vào lao động sản xuất.

        Thực hiện nội dung chỉ đạo điểm “Dạy học trải nghiệm gắn với thực tiễn” nhằm lưu truyền nét đẹp truyền thống, giáo dục nét đẹp văn hoá gắn với những trải nghiệm thực tiễn cho trẻ, sáng ngày 28/12/2023, tại điểm trường Đá Đinh– Trường Mầm non Tả Phời đã tổ chức thành công buổi trải nghiệm tìm hiểu ý nghĩa và cách làm bánh dày truyền thống Buổi trải nghiệm với sự góp mặt của cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh và hơn 50 trẻ của điểm trường. Dưới sự giúp đỡ hướng dẫn của phụ huynh và cô giáo các con đã được tham gia giã bánh, sau đó chia phần, bỏ nhân vào và nặn bánh.

        Hoạt động này nhằm giúp trẻ tìm hiểu về ý nghĩa, nguyên liệu, quy trình làm bánh dày, bên cạnh đó còn rèn thêm một số kỹ năng cơ bản như: Chia phần, xoay tròn, ấn dẹt. Hoạt động trải nghiệm bổ ích này mang lại cho các bé những trải nghiệm vô cùng thích thú và bổ ích, bên cạnh đó cũng nhận được sự ủng hộ, nhiệt tình của cha mẹ trẻ trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ toàn diện trong nhà trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *